Kế hoạch tuyển sinh lớp đào tạo ngắn hạn chương trình “Trung Quốc đương đại” dành cho sinh viên và nhân viên học tập và công tác trong lĩnh vực du lịch thuộc các nước dọc theo con đường tơ lụa trên biển
Học viện Ngôn ngữ Trung Quốc –
Đại học Tế Nam
Con đường tơ lụa” trên biển có từ cách đây 2000 năm, luôn đóng vai trò là một cây cầu quan trọng để trao đổi kinh tế và văn hoá giữa Đông và Tây, đồng thời cũng là nhân chứng và biểu tượng của các cuộc giao lưu hữu nghị giữa Trung Quốc và nước ngoài. Hiện nay, với tần suất giao lưu kinh tế và văn hoá ngày càng tăng giữa Trung Quốc và nước ngoài và sự phát triển nhanh chóng của thị trường du lịch trong và ngoài nước, lượng người Trung Quốc ra nước ngoài du lịch ngày càng tăng mà các quốc gia và khu vực dọc theo con đường tơ lụa là điểm đến du lịch hàng đầu của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, sự bất đồng về ngôn ngữ và xung đột văn hoá đã trở thành rào cản cho nhiều người Trung Quốc khi đi du lịch nước ngoài và cũng đã ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ về các điểm đến.
Chương trình đào tạo này chủ yếu đào tạo tiếng Trung, nâng cao năng lực giao tiếp và trình độ tiếng Trung chuyên ngành cho những người học tập và làm việc liên quan đến ngành du lịch ở các quốc gia và khu vực dọc theo “con đường tơ lụa trên biển”. Từ đó, giúp họ hiểu rõ hơn về phong tục tập quán của Trung Quốc, tăng cường giao lưu và kết nối giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực về các lĩnh vực du lịch, văn hoá…Đồng thời tăng cường sức hấp dẫn về hợp tác đầu tư và số lượng người Trung Quốc đến thăm quan du lịch tại những quốc gia và khu vực này.
I. Đối tượng tuyển sinh
Những sinh viên và nhân viên học tập và công tác trong các lĩnh vực dưới đây tại các quốc gia dọc theo con đường tơ lụa trên biển (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia ...):
1. Nhân viên quản lý khách sạn (sinh viên chuyên ngành)
2. Cán bộ ban ngành du lịch (sinh viên chuyên ngành)
3.Cán bộ xuất nhập cảnh (sinh viên chuyên ngành)
4. Sĩ quan cảnh sát
5. Hướng dẫn viên du lịch (sinh viên chuyên ngành)
II. Yêu cầu tuyển sinh
1. Những người tham gia là những người học tập và làm việc trong ngành được liệt kê ở trên。
2. Người tham gia được yêu cầu có sức khoẻ tốt, không có bệnh truyền nhiễm, bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch và mạch máu não, bệnh tâm thần, khuyết tật phi thể chất và không mang thai.
3. Yêu cầu về tuổi: 18 tuổi - 60 tuổi.
4. Người tham gia ở mỗi kỳ sẽ được ghi danh theo thứ tự đăng ký.
5. Người tham gia phải được giới thiệu bởi phòng ban có liên quan。
(Các phòng ban liên quan bao gồm: Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại các nước/Cục Quản lý Du lịch tại các nước/Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực liên quan, v..v…).
III. Quy mô tuyển sinh
20 người/kỳ (5 người Việt Nam)
IV. Phương thức đào tạo
Tổ chức các học viên đi đến Quảng Châu, Trung Quốc để đào tạo tập trung và áp dụng hình thức đào tạo kết hợp giữa giảng dạy và thực hành.
V. Nội dung đào tạo
1.Hán ngữ căn bản
Giảng dạy các nội dung liên quan đến kiến thức và kỹ năng Hán ngữ cơ bản gồm: các câu chào hỏi thông thường, Hán ngữ chủ đề dịch vụ, giao thông đi lại…, để học viên có kỹ năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Trung.
2.Hán ngữ chuyên ngành
Theo các chuyên ngành học và nghề nghiệp khác nhau của sinh viên và các cán bộ, tiến hành giảng dạy kiến thức và kỹ năng Hán ngữ chuyên ngành liên quan đến ngành/chuyên môn của họ như: Từ vựng chuyên ngành, các chủ đề chuyên ngành, phân tích tình huống điển hình…, để học viên nắm vững kiến thức và kỹ năng tiếng Trung trong các lĩnh vực nghề nghiệp có liên quan và sử dụng tiếng Trung để giải quyết các công việc hàng ngày có liên quan.
3.Thực hành
Tổ chức học viên đến thăm các công ty, đơn vị liên quan, thảo luận với nhân viên ngành liên quan và kết hợp việc học trên lớp với thực hành.
4. Trải nghiệm văn hóa
Giới thiệu nền văn hoá dân gian du lịch của Trung Quốc, bao gồm văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán đặc sắc địa phương ... và thành lập lớp Trà đạo để các học viên có thể trải nghiệm về tinh hoa Trung Quốc, cảm thụ đặc trưng Trung Quốc, từ đó có hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước Trung Quốc trong quá trình học tiếng Trung.
5. Trung Quốc đương đại
Giới thiệu tình hình phát triển của Trung Quốc đương đại, đặc biệt là ứng dụng và phổ biến các công nghệ mới trong cuộc sống của người Trung Quốc đương đại như thanh toán di động, xe đạp công cộng và mua sắm trực tuyến. Và để cho các học viên đích thân sử dụng các công nghệ này để trải nghiệm sự tiện lợi mà sự phát triển công nghệ mang lại cho cuộc sống của người dân Trung Quốc trong thời buổi hiện nay.
VI. Thời gian và địa điểm đào tạo
1. Thời gian đào tạo: (Hạn chót nộp hồ sơ: 15 ngày trước mỗi kỳ đào tạo)
Kỳ thứ 1 (Lớp đào tạo học viên quản lý khách sạn): 29/05/2018 – 12/06/2018
Kỳ thứ 2 (Lớp đào tạo hướng dẫn viên du lịch): 05/07/2018 – 19/07/2018
Kỳ thứ 3 (Lớp đào tạo học viên làm trong lĩnh vực du lịch): 09/10/2018 – 23/10/2018
Kỳ thứ 4 (Lớp đào tạo học viên quản lý xuất nhập cảnh và sĩ quan cảnh sát): 12/12/2018 – 26/12/2018
2.Địa điểm đào tạo: Học viện Ngôn ngữ Trung Quốc – Đại học Tế Nam (Địa chỉ: số 377, đường Quảng Viên Đông, khu Thiên Hà, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc)
VII. Điều kiện ăn ở
Cung cấp từ khách sạn ba sao, bốn sao trở lên, phòng đơn, mỗi người 1 phòng.
VIII. Cách thức đăng ký
Điền vào bảng đăng ký (xem phụ lục), kèm một bản photocopy hộ chiếu trang có ảnh.